Tiêu đề nội dung
Quy định về diện tích xây dựng nhà ở là một vấn đề pháp lý phức tạp nhưng lại vô cùng quan trọng đối với mỗi chủ nhà. Việc hiểu rõ các quy định này không chỉ đảm bảo công trình được xây dựng hợp pháp mà còn tránh những rủi ro pháp lý không đáng có trong quá trình sử dụng.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về quy định diện tích xây dựng và giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định này. Với những thông tin được tổng hợp và trình bày một cách khoa học, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình xây dựng ngôi nhà của mình.
Khái niệm diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng là tổng diện tích được phép xây dựng trên một khu đất, tính từ mép ngoài của tường bên này đến mép ngoài của tường bên kia. Nói cách khác, đây là phần diện tích mà công trình chiếm dụng trên lô đất.
Mỗi khu vực, mỗi loại hình công trình sẽ có quy định riêng về mật độ xây dựng tối đa. Việc nắm rõ diện tích xây dựng giúp đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Không những vậy diện tích xây dựng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô công trình, số lượng tầng và các không gian chức năng bên trong. Do đó việc tính toán chính xác diện tích xây dựng là một trong những yêu cầu bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ xin giấy phép xây dựng. Hiện nay diện tích xây dựng được chia ra làm 2 loại là: Diện tích xây dựng tối thiểu và diện tích xây dựng tối đa.
Diện tích xây dựng tối thiểu
Đây là diện tích nhỏ nhất mà một ngôi nhà riêng lẻ phải có để đảm bảo đủ không gian sống cơ bản cho một gia đình. Việc quy định diện tích tối thiểu nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống và tránh tình trạng xây dựng nhà ở quá chật chội, ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn.
Diện tích xây dựng tối thiểu được quy định:
+ Khu đô thị, khu dân cư tập trung thuộc đô thị: Diện tích tối thiểu là 45m².
+ Khu đô thị, khu dân cư tập trung thuộc nông thôn: Diện tích tối thiểu là 36m².
Lưu ý:
+ Quy định của quy hoạch: Diện tích tối thiểu có thể thay đổi tùy thuộc vào quy hoạch chi tiết của từng khu vực.
+ Quy chuẩn kỹ thuật: Việc xây dựng phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng về chiều cao tầng, khoảng cách tường, hệ số an toàn… để đảm bảo chất lượng công trình.
Diện tích xây dựng tối đa
Đây là diện tích lớn nhất mà một ngôi nhà riêng lẻ được phép xây dựng trên một lô đất nhất định. Việc quy định diện tích tối đa nhằm đảm bảo không gian xanh, khoảng cách giữa các công trình và tránh tình trạng xây dựng quá dày đặc, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và chất lượng cuộc sống.
Diện tích xây dựng tối đa thường không được vượt quá 70% diện tích lô đất. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy hoạch của từng khu vực.
Phân biệt giữa diện tích xây dựng và diện tích sàn
Diện tích xây dựng và diện tích sàn là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn trong lĩnh vực xây dựng. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng chúng lại mang những ý nghĩa khác nhau.
+ Diện tích xây dựng
Diện tích xây dựng là tổng diện tích phần mái che phủ của công trình, được tính từ mép ngoài của tường bao. Bao gồm diện tích sàn của tất cả các tầng, diện tích các phần phụ trợ như: mái che, sảnh, hiên, cầu thang ngoài, bể bơi… Để tính toán thuế tài sản, phí bảo vệ môi trường và các loại phí khác liên quan đến việc sử dụng đất.
+ Diện tích sàn
Còn diện tích sàn là tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả ban công. Diện tích sàn sẽ không bao gồm các phần phụ trợ như mái che, sảnh, hiên, cầu thang ngoài… Mục đích của diện tích sàn là dùng để tính toán giá xây nhà, diện tích sử dụng của công trình.
Vì vậy khi tiền hành xây nhà chúng ta cần phân việt được diện tích sàn và diện tích xây dựng sao cho đúng tránh nhầm lần khi xin giấy phép xây dựng.
Quy định về diện tích xây dựng nhà ở
Quy định về diện tích xây dựng nhà ở được quy định cụ thể các quy định này nhằm đảm bảo sự hài hòa trong quy hoạch đô thị, tạo không gian sống tốt cho người dân và bảo vệ môi trường. Dưới đây là quy định về diện tích xây dựng nhà ở mới nhất hiện nay:
Diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn
Quy định về diện tích xây dựng nhà ở tại nông thôn được quy định như sau:
+ Diện tích lô đất tối thiểu: 25m²
+ Diện tích nhà ở tối thiểu: 24m²
+ Diện tích phòng ở tối thiểu: 12m²
Điều này có nghĩa là để xây dựng một ngôi nhà ở nông thôn, bạn cần có một lô đất ít nhất 25m² và ngôi nhà đó phải có diện tích tối thiểu 24m², bao gồm ít nhất một phòng có diện tích 12m².
Diện tích xây dựng nhà ở tại đô thị
Đối với nhà ở đô thị thì quy định về diện tích xây dựng nhà ở như sau:
+ Diện tích lô đất tối thiểu: 40m²
+ Diện tích nhà ở tối thiểu: 36m²
+ Diện tích phòng ở tối thiểu: 18m²
Tại khu vực đô thị, yêu cầu về diện tích thường cao hơn so với nông thôn để đảm bảo sự đồng bộ và hiện đại của đô thị.
Diện tích xây dựng nhà ở riêng lẻ
Đối với nhà ở riêng lẻ thì quy định về diện tích xây dựng nhà ở là:
Diện tích lô đất tối thiểu đối với nhà nông thôn là 40 m², còn đối với đô thị là 80 m². Diện tích xây dựng tối đa không vượt quá 50% diện tích lô đất.
Với các khu vực dưới 5 tầng thì diện tích tối thiểu xây dựng nhà là 60m². Các khu vực trên 5 tầng thì quy định diện tích xây dựng nhà ở riêng lẻ là 30m². Diện tích phòng ở tối thiểu sẽ là 12m².
Đối với nhà riêng, diện tích nhà ở tổng thể cần ít nhất 30m² (chung cư cao tầng) hoặc 60m² (nhà thấp tầng). Tuy nhiên, diện tích xây dựng không được vượt quá 50% diện tích lô đất.
Cách tính diện tích xây dựng theo quy chuẩn
Cách tính diện tích xây dựng theo quy chuẩn vô cùng đơn giản chúng ta chỉ cần áp dụng đúng công thức là có thể tính được chuẩn xác diện tích xây dựng theo đúng quy định về diện tích xây dựng nhà ở
Diện tích xây dựng tính như thế nào?
Để tính diện tích xây dựng thì chúng ta sẽ áp dụng theo công thức sau:
Diện tích xây dựng = Hệ số quy đổi x Diện tích hạng mục
Còn tổng diện tích xây dựng thì sẽ được tính theo công thức như sau:
Tổng diện tích xây dựng = DTXD móng + DTXD sàn trệt và các sàn lầu + DTXD mái + DTXD sân + DTXD hạng mục công trình phụ
Đối với diện tích sử dụng thì chúng ta sẽ áp dụng công thức:
Diện tích sử dụng = Diện tích ở chính + Diện tích công trình phụ
Trong đó:
+ Diện tích ở chính: Gồm diện tích các phòng ốc bên trong như phòng ngủ, phòng bếp, phòng khách,… và diện tích dưới cầu thang;
+ Diện tích công trình phụ: Bao gồm diện tích vườn hoa, ban công, hành lang, nhà vệ sinh, phòng tắm,…
Hệ số quy đổi xây dựng móng
Tùy vào từng quy mô công tình và tính chất khu vực đất nền mà chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp thi công phần móng khác nhau. Từ đó hệ số tính diện tích móng xây dựng cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là hệ số quy đổi xây dựng móng chuẩn:
+ Móng bê tông cốt thép: Hệ số 20% thường áp dụng cho các công trình nhỏ, tải trọng nhẹ, nền đất tốt.
+ Móng đơn: Hệ số 15% thường áp dụng cho các công trình nhà ở thấp tầng, nền đất cứng.
+ Móng băng: Hệ số 30 – 50% tùy thuộc vào chiều sâu móng và tải trọng công trình. Móng băng thường được sử dụng cho các công trình có chiều dài lớn, tải trọng phân bố đều.
+ Móng cọc: Hệ số 35 – 50% tùy thuộc vào số lượng tầng và khả năng chịu lực của cọc. Móng cọc thường được sử dụng cho các công trình cao tầng, nền đất yếu.
Hệ quy đổi xây dựng mái nhà ở
Dưới đây là hệ quy đổi để tính toán thi công xây dựng phần mái cụ thể như sau:
Mái bằng bê tông cốt thép (không lát gạch) | 50% |
Mái bằng bê tông cốt thép (có lát gạch) | 60% |
Mái ngói kèo sắt | 60% diện tích mặt nghiêng |
Mái bê tông dán ngói | 85% |
Mái lợp tôn | 15% – 30% |
Hệ số quy đổi xây dựng tầng hầm
Nếu công trình có xây dựng tầng hầm thì hệ số thi công sẽ được quy đổi như sau:
Hầm có độ sâu dưới 1,5m so với code đỉnh hầm | 150% |
Hầm có độ sâu dưới 1,7m so với code đỉnh hầm | 170% |
Hầm có độ sâu dưới 2m so với code đỉnh hầm | 200% |
Hầm có độ sâu trên 2m so với code đỉnh hầm | 250% |
Cách tính diện tích xây dựng theo từng loại nhà
Áp dụng theo đúng công thức chúng ta sẽ đi tính diện tích xây dựng theo từng loại nhà chuẩn với quy định diện tích xây dựng nhà ở.
Cách tính diện tích xây dựng nhà cấp 4
Cách tính diện tính xây dựng nhà cấp 4 rất đơn giản chúng ta chỉ cần áp dụng đúng với công thức là chúng ta có thể tính được diện tích xây dựng nhà cấp 4 nhanh chóng đúng với quy định về diện tích xây dựng nhà ở.
Ví dụ: Bạn đang có ý định xây 1 nhà cấp 4 diện tích 100 m² thì lúc này chúng ta áp dụng công thức để tính diện tích xây dựng. Cách tính diện tích xây dựng nhà cấp 4 như sau:
Tổng diện tích xây dựng = Diện tích sàn + Diện tích móng + Diện tích mái + Diện tích sân vườn
+ Diện tích sàn: 100 m²
+ Diện tích móng: Nếu diện tích móng cọc chiếm 35% diện tích xây dựng. Thì diện tích móng = 35% x 100m2 = 35 m².
+ Diện tích mái: Nếu mái là tôn và chiếm 30% diện tích sàn. Thì diện tích mái = 30% x 100m2 = 30 m².
+ Diện tích sân vườn: Tùy thuộc vào yêu cầu và không gian sân vườn mà bạn có thể tính theo tỷ lệ phần trăm.
Nếu như sân sân trước/sau chiếm 50% diện tích sàn. Thì diện tích sân vườn = 70% x 100 m² = 50 m²
=> Tổng diện tích xây dựng = 100 m² + 35 m² + 30 m²+ 50 m² = 215 m²
Cách tính diện tích xây dựng nhà 2 tầng
Cũng như cách tính diện tích xây dựng nhà cấp 4 để tính diện tích xây dựng nhà 2 tầng bạn cần xem xét các yếu tố như diện tích sàn, diện tích mòng, sân trước/sau, sân thượng và diện tích mái.
Ví dụ: Nếu như bạn muốn xây dựng nhà 2 tầng trên diện tích đất 50 m² thì bạn cần thực hiện cách tính diện tích xây dựng như sau:
Tổng diện tích xây dựng = Diện tích sàn tầng 1 + Diện tích sàn tầng 2 + Diện tích móng + Diện tích mái + Diện tích sân vườn
Cụ thể:
+ Diện tích sàn tầng 1: 50 m²
+ Diện tích sàn tầng 2: 50 m²
+ Diện tích móng: Nếu diện tích móng đơn chiếm 30% diện tích xây dựng. Thì diện tích móng = 30% x 100m2 = 30 m².
+ Diện tích mái: Nếu mái là bê tông cốt thép và chiếm 50% diện tích sàn. Thì diện tích mái = 50% x 100m2 = 50 m².
+ Diện tích sân vườn: Tùy thuộc vào yêu cầu và không gian sân vườn mà bạn có thể tính theo tỷ lệ phần trăm.
Nếu như sân sân trước/sau chiếm 70% diện tích sàn tầng 1. Thì diện tích sân vườn = 70% x 50 m² = 35 m²
=> Tổng diện tích xây dựng = 50 m² + 50 m² + 30 m²+ 50 m² + 35 m² = 215 m²
Đối với cách tính diện xây dựng với các mẫu nhà các cũng tương tự chỉ cần chúng ta áp dụng chuẩn với công thức là có thể tính toán được một cách chuẩn xác và nhanh chóng diện tích xây dựng theo đúng với quy định về diện tích xây dựng nhà ở.
✅ Thiết kế nhà đẹp | ⭐ Tư vấn 24/7 |
✅ Xây nhà trọn gói | ⭐ Chuyên nghiệp - Uy tín |
✅ Cải tạo nhà trọn gói | ⭐ Từ A - Z |
✅ Giám sát công trình | ⭐ Đảm bảo tiến độ - Chất lượng |