NAMI Design > Kinh nghiệm > Cải tạo nhà > Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay và mẫu ở phường mới nhất hiện nay

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay và mẫu ở phường mới nhất hiện nay

127 lượt xem
Đánh giá bài viết:
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bạn đang có ý định cải tạo nhà, sửa chữa ngôi nhà của mình để phù hợp hơn với nhu cầu và sở thích? Việc chuẩn bị một đơn xin sửa chữa nhà ở đúng quy định là bước đầu tiên quan trọng để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi và hợp pháp.

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách viết đơn xin sửa chữa nhà ở chi tiết hoàn chỉnh giúp bạn sẽ tự tin hoàn thành thủ tục này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cùng khám phá ngay để biến ngôi nhà của bạn trở nên hoàn hảo hơn!

giấy phép sửa chữa nhà

Khi nào phải xin giấy phép sửa chữa nhà?

Việc xác định có cần xin giấy phép sửa chữa nhà hay không phụ thuộc vào mức độ và phạm vi sửa chữa. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, bạn cần xin giấy phép sửa chữa nhà trong những trường hợp sau:

+ Sửa chữa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực:

Bao gồm các hạng mục như: thay đổi hệ thống dầm, sàn, mái, móng,…Việc thay đổi kết cấu chịu lực có thể ảnh hưởng đến an toàn của công trình và những công trình lân cận, do đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng.

+ Sửa chữa nhà làm thay đổi diện tích, số tầng nhà:

Thay đổi diện tích, số tầng nhà có thể ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị và mật độ xây dựng khu vực, do đó cần được cấp phép để đảm bảo trật tự xây dựng.

+ Sửa chữa nhà làm thay đổi mặt tiền kiến trúc:

Thay đổi mặt tiền kiến trúc có thể ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, do đó cần được thẩm duyệt trước khi thi công.

+ Sửa chữa nhà di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh:

Bao gồm tất cả các trường hợp sửa chữa nhà di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh, bất kể có làm thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích xây dựng hay kiến trúc mặt ngoài hay không.

Ngoài ra, bạn cũng cần xin giấy phép sửa chữa nhà trong một số trường hợp đặc biệt khác như:

+ Sửa chữa nhà có nguy cơ sập đổ, nghiêng lún.

+ Sửa chữa nhà có hệ thống điện, nước, phòng cháy chữa cháy phức tạp.

+ Sửa chữa nhà trong khu vực có quy định quản lý đặc biệt về xây dựng.

Còn đối với những trường hợp mà chúng ta chỉ cải tạo nhà mà không làm thay đổi cấu trúc của ngôi nhà thì sẽ không cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà ở.

khi nào phải xin giấy phép sửa chữa nhà

Quy trình xin giấy phép sửa chữa nhà ở như thế nào?

Để đảm bảo sự an toàn và tuân thủ pháp luật, việc xin giấy phép sửa chữa nhà ở là bước quan trọng trước khi thi công bất kỳ hạng mục nào. Quy trình xin giấy phép sửa chữa nhà ở bao gồm các bước sau:

  • Chuẩn bị hồ sơ:

Trước khi xin giấy phép sửa chữa nhà ở thì chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ dưới đây:

+ Đơn xin sửa chữa nhà ở: Theo mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

+ Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ: Bao gồm sổ đỏ, sổ hồng, hoặc các giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương.

+ Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ thiết kế sửa chữa nhà ở: Do kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề lập.

+ Cam kết của chủ đầu tư về việc không xây chen, có tầng hầm: Trong trường hợp sửa chữa nhà ở riêng lẻ.

+ Quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng (Nếu có).

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc vật liệu xây dựng (Nếu có).

+ Giấy tờ chứng minh năng lực của nhà thầu thi công (Nếu có).

+ Các giấy tờ khác liên quan theo quy định của pháp luật.

thủ tục xin giấy phép sửa nhà

  • Nộp hồ sơ:

Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

+ Đối với nhà ở riêng lẻ: Nộp tại UBND cấp huyện nơi có công trình.

+ Đối với nhà ở liền kề, nhà chung cư: Nộp tại UBND cấp quận/huyện nơi có công trình hoặc Sở Xây dựng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

  • Tiếp nhận hồ sơ:

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

+ Nếu hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận sẽ cấp biên lai nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định.

+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận sẽ trả hồ sơ và hướng dẫn chủ đầu tư bổ sung theo quy định.

  • Thẩm định hồ sơ:

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ trong thời hạn 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời hạn 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ.

  • Quá trình thẩm định:

Cơ quan thẩm định sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về xây dựng. Nếu thiếu giấy tờ thì cơ quan thẩm định có thể yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hồ sơ hoặc giải thích thêm về các nội dung liên quan. Khi đã hoàn thành đủ thì cơ quan thẩm định có thể tiến hành khảo sát thực tế công trình.

  • Cấp giấy phép:

Nếu hồ sơ hợp lệ và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép sửa chữa nhà ở cho chủ đầu tư. Giấy phép sửa chữa nhà ở có giá trị trong thời hạn thi công công trình.

Quy trình xin giấy phép sửa nhà

  • Các bước sau khi được cấp giấy phép:

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện thi công công trình đúng theo nội dung được duyệt trong giấy phép.

+ Chủ đầu tư cần thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

+ Chủ đầu tư cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về thời điểm khởi công và hoàn công công trình.

+ Sau khi hoàn công công trình, chủ đầu tư cần làm thủ tục nghiệm thu và hoàn công nhà theo quy định.

Xem thêm: Đơn giá sửa chữa nhà mới nhất

Đơn xin sửa chữa nhà ở

Đơn xin sửa chữa nhà ở là giấy tờ vô cùng quan trọng trước khi tiến hành sửa nhà. Chính vì vậy để giấy tờ pháp lý được thông qua nhanh chóng ngoài chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì chúng ta cần phải có đơn xin sửa nhà ở. Dưới đây là mẫu đơn xin sửa nhà ở chi tiết mới nhất:

Đơn xin sửa chữa nhà

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở phường (in sẵn)

Dưới đây là mẫu đơn sửa chữa nhà ở khi chúng ta ra phường bên cơ quan chức năng sẽ cho chúng ta mẫu này để điền thông tin. Để thuận tiện và nhanh chóng hơn thì chúng ta có thể tự chủ động in và điền thông tin chúng xác tại nhà:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Cải tạo/sửa chữa ……………….

Kính gửi:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tên chủ đầu tư: ………………………………………………………………………………………..…………………………………

– Người đại diện: ……………………………………….. Chức vụ: ………………………………….…………………………………

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………..…………………………………

Số nhà: ……………………. Đường ……………………… Phường (xã) …………………………..…………………………………

Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………………….…………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Hiện trạng công trình:

– Lô đất số: ………………………… Diện tích ……………………….. m2.

– Tại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Phường (xã) ………………………………….. Quận (huyện)…………………………………….…………………………………

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………………………………………………

– Loại công trình: …………………………………… Cấp công trình: ……………………………….………………………………

– Diện tích xây dựng tầng 1: ………… m2.

– Tổng diện tích sàn: ……………. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……… m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

  1. Nội dung đề nghị cấp phép:

– Loại công trình: …………………………………….. Cấp công trình: …………………………….………………………………

– Diện tích xây dựng tầng 1: ……. m2.

– Tổng diện tích sàn: ……… m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……. m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

  1. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế:

– Chứng chỉ hành nghề số: ………….. do ………………………….Cấp ngày: …………………..……………………………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….…………………………………..

– Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………… cấp ngày …………………………..………………………………

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………….. tháng.
  2. Cam kết:

Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

……………, ngày….tháng…năm….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đơn xin sửa chữa nhà ở

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay

Ngoài đơn xin sửa chữa nhà ở được in sẵn thì chúng ta có thể làm đơn viết tay để xin cấp phép sửa chữa nhà cũng sẽ được chấp nhận.

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Ðộc lập – Tự do – Hạnh Phúc

********

ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ Ở

KÍNH GỬI: – ỦY BAN NHÂN DÂN ……………………………………………………………………………………………………………….

– PHÒNG QUẢN LÝ ……………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi tên là: …………………………………. Sinh năm………………………………………………………………………………………………

CMND số: …………………………………. Cấp ngày………………Tại………….………………………………………………………………

Thường trú tại nhà số: ……………thôn/xóm……………………Xã/Phường……………Quận/Huyện…………………………

Xin phép xây dựng / sửa chữa căn nhà số: ……………thôn/xóm……………………Xã/Phường……………Quận/Huyện……………………………………………………………

Thuộc quyền sở hữu của…………………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà số: ……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………. ……………………………ngày ……………………………………………………………………..

Của…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Giấy giao đất số: ……………………… ngày ………………………………………………….…………………………………………………..

Của Sở Ðịa Chính Thành Phố cấp.

Đặc điểm căn nhà xin sửa chữa – xây dựng mới

  1. Nhà:

– Loại nhà: (Biệt thự, phố, chung cư) ………………………………………………………….……………………………………………

– Cấp nhà: …………………………………………… gồm …………………………………………….……………………………………………

– Cấu trúc: Móng ………………. vách …………..,Cột……………….,Mái………………….……………………………………………..

– Diện tích khuôn viên: …………m2

(Ngang: …………m, Dài: …………m)

– Diện tích xây dựng: …………m2

(Ngang: …………m, Dài: …………m)

  1. Ðất:

– Diện tích đất đựơc cấp:………………………………………………………………………..………………………………………………

Nội dung xin sửa chữa – xây dựng mới

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………, ngày….tháng…năm….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay

Chi phí xin giấy phép sửa chữa nhà ở

Mức phí này được quy định bởi HĐND cấp tỉnh nơi bạn sinh sống. Thông thường, lệ phí cấp giấy phép sửa chữa nhà ở dao động từ 75.000 đồng đến 150.000 đồng/giấy phép.

+ Nhà ở riêng lẻ: 75.000 đồng/giấy phép

+ Công trình còn lại: 150.000 đồng/giấy phép

Ngoài mức phí trên thì trong quá trình làm hồ sơ cấp phép thì có thể phát sinh thêm một số chi phí khác. Tuy nhiên các chi phí này không đáng kể.

chi phí xin giấy phép sửa nhà là bao nhiêu

Đó là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về đơn sửa chữa nhà ở và các vấn đề liên quan đến giấy phép sửa chữa nhà. Rất mong những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn.

✅ Thiết kế nhà đẹp Tư vấn 24/7
Xây nhà trọn gói ⭐ Chuyên nghiệp - Uy tín
Cải tạo nhà trọn gói ⭐ Từ A - Z
Giám sát công trình ⭐ Đảm bảo tiến độ - Chất lượng

THAM KHẢO MẪU NHÀ TRỌN GÓI ĐẸP 2024

Dự toán chi phí xây nhà

    NHẬN NGAY 10 MẪU NHÀ ĐẸP NHẤT 2024