Hiện nay, những mẫu nhà phố có tầng hầm nổi đang là mô hình được nhiều gia đình ưa chuộng. Bởi thiết kế này giúp những căn nhà phố có thêm diện tích, dùng làm nhà kho hay khu vực gara. Nếu như bạn cũng đang tìm kiếm mẫu thiết kế nhà phố có tầng hầm nổi đẹp, thì hãy theo dõi hết bài viết dưới đây cùng Nami design nhé!
Vì sao nên lựa chọn mẫu nhà phố có tầng hầm nổi?
Khi xây dựng nhà có tầng hầm sẽ giúp mở ra một không gian mới, với nhiều công năng và mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà, nhất là với những căn nhà có diện tích bề ngang hẹp. Đây cũng chính là lý do mà mẫu tầng hầm nổi được nhiều gia chủ lựa chọn.
Nhiều gia đình, sử dụng tầng hầm nổi để làm gara hoặc kho chứa đồ. Tầng hầm nổi hay còn gọi là tầng nửa hầm, với thiết kế 1 nửa chiều cao nằm trên hay ngang mặt đất, phần còn lại được nằm dưới đất.
Đây là mẫu tầng hầm thi công dễ dàng và không gian tiếp nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn so với thiết kế hầm chìm. Tùy vào tổng thể không gian mà gia chủ sẽ lựa chọn xây dựng kết cấu tầng hầm nổi sao cho hài hòa, tối ưu nhất.
Những lưu ý khi thiết kế mẫu nhà phố có hầm nổi?
Với những mẫu nhà phố có tầng hầm nổi thì khi thiết kế tầng hầm, phải đảm bảo kết cấu vững chắc để nâng đỡ toàn bộ những phần trên của công trình. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà có tầng hầm mà gia chủ cần phải nắm rõ:
- Tính thẩm mỹ và công năng sử dụng: khi thiết kế tầng hầm cần phải quan tâm tới cách bố trí và sắp xếp sao cho hợp lý, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng khác nhau
- Các tiêu chuẩn về kỹ thuật: đường dốc của gara lên xuống chiếm 15-20% so với chiều sâu của hầm. Đặc biệt, chiều cao tính từ mép cửa tầng hầm vuông góc với mặt đường dốc, để đảm bảo phương tiện di chuyển sẽ có tầm nhìn tốt nhất.
- Hệ thống ánh sáng: tầng hầm nổi cần có không gian với đầy đủ ánh sáng trực tiếp để hạn chế tình trạng ẩm mốc, gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Cùng với đó, kết hợp với hệ thống đèn nhân tạo, hỗ trợ cho việc đỗ xe vào ban ngày và ban đêm.
- Hệ thống thoát nước cho tầng hầm: nên đặt hệ thống thoát nước ở lối vào, để tránh tình trạng nước chảy từ bên ngoài vào gây ngập nước.
- Chống thấm tường, trần tầng hầm nổi: đây là vị trí quan trọng nên khi thi công cần phải đảm bảo kết cấu bền vững, kiên cố để nâng đỡ toàn bộ các phần bên trên an toàn.
- Không khí trong hầm: khoảng không gian giữa và sau tầng hầm nên lắp đặt hệ thống lọc khí, để giữ cho không gian luôn thông thoáng, hạn chế mùi xăng xe, gây ngột ngạt và bí bách.
Các mẫu nhà phố có tầng hầm nổi hiện đại
Quy định khi xây dựng nhà phố có tầng hầm nổi bạn nên biết
Không chỉ đơn thuần là thiết kế một tầng hầm để làm kho hay đỗ xe, mà trước khi quyết định xây dựng nhà có hầm thì gia chủ nên tìm hiểu kỹ càng, nhất là những quy định về mẫu tầng hầm. Để làm sao bố trí được không gian phù hợp với sở thích, nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Một vài điều quan trọng mà bạn nên chú ý sau:
- Phần nổi của tầng hầm tính đến sàn của tầng trệt, có chiều cao không được vượt quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè.
- Vị trí đường hầm độ dốc 15% so với mặt đường, cách ranh lộ giới tối thiểu 3m.
- Diện tích tầng hầm nổi dành cho gara để ô tô có chiều dài tối thiểu 5m
- Với những mẫu nhà liền kề, mặt tiền giáp đường lộ giới nhỏ <6m. Nên khi thiết kế tầng hầm có lối lên xuống phải tạo không gian vừa đủ, để ô tô dễ dàng tiếp cận trực tiếp với đường, thuận tiện cho việc di chuyển.
Trên đây top những mẫu nhà phố có tầng hầm nổi với thiết kế hiện đại và tiện nghi nhất. Hy vọng bài viết này đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm được ý tưởng thiết kế cho ngôi nhà tương lai của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới thiết kế thi công, xây dựng nhà ở hãy liên hệ ngay cho Nami design để được tư vấn và hỗ trợ.