Nhà bán hầm là kiểu nhà đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay đặc biệt là những khu vực đô thị có quy mô xây dựng nhỏ hẹp bởi khả năng đem lại nhiều diện tích hơn khi sử dụng, có thể được tận dụng để làm nhà kho hay khu vực để xe, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam.
Vậy làm thế nào để thiết kế nhà bán hầm phù hợp với quy định, lưu ý, chi phí thi công hết bao nhiêu ? Trong bài viết dưới đây, Nami Design sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm thiết kế nhà có tầng bán hầm. Cùng theo dõi nhé!
Nhà có thiết kế tầng bán hầm là như thế nào?
Nhà có tầng bán hầm kết cấu hầm là một nửa nằm dưới mặt đất, nửa còn lại nằm ở phía trên song song với mặt đất được hiểu là tầng bán hầm. Phụ thuộc vào quy hoạch của từng khu vực bạn sống sẽ có những kiểu kết cấu nhà bán hầm khác nhau. Mục đích chính khi thiết kế tầng bán hầm giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng tránh cảm giác bí bách, dễ lấy nguồn ánh sáng tự nhiên hơn. Ngoài ra, tầng bán hầm cũng là không gian lý tưởng để lưu trữ đồ ít sử dụng, giúp nhà bạn trở nên gọn gàng hơn.
Đồng thời, bạn cũng có thể tận dụng tầng bán hầm để làm khu vực để xe cho gia đình. Vừa đảm bảo tiện ích mà vẫn đảm bảo được sự thông thoáng, tiện nghi.
Ưu nhược điểm khi xây nhà bán hầm
Ưu điểm
Xây nhà bán hầm đem đến rất nhiều tiện ích đặc biệt đối với những gia chủ ở đô thị, hạn chế về diện tích xây dựng. Một trong những ưu điểm nổi bật phải kể đến như sau:
- Giúp ngôi nhà của bạn trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn khi bạn có thể tận dụng tầng bán hầm làm nơi cất trữ đồ ít sử dụng.
- Khu vực tầng bán hầm được sử dụng làm nơi để xe cho cả gia đình, vừa tiện dụng vừa thông thoáng, tránh bí bách.
- Đối với những ngôi nhà có tầng bán hầm thì chiều cao của cả công trình thường được tăng lên. Điều này giúp ngôi nhà của bạn có thể đón thêm được nhiều nắng, gió trời, tránh được sự ẩm thấp vào mùa nồm.
Nhược điểm
- Chi phi xây dựng lớn: Đối với những ngôi nhà có hầm càng sâu thì chi phí xây dựng càng cao vì khi thi công cần đổ toàn bộ bê tông và xử lý chống thấm ở tầng bán hầm. Vì vậy so với làm sàn thông thường thì chi phí làm sàn cho tầng bán hầm có thể cao hơn tới 140-160%.
- Trước khi đào hầm đòi hỏi thợ thi công cần có kỹ thuật thi công, gia cố trước để tránh làm sạt lở đất đối với những công trình xung quanh. Cần cẩn thận khi sử dụng những vật liệu có tính chống thấm cao do khi hầm đã thấm thì rất khó có thể xử lý về sau.
- Đối với những công trình có chiều dài quá nhỏ thì sẽ khiến công tác làm lối lên xuống tầng hầm gặp nhiều khó khăn. Do theo quy định của bộ Xây dựng thì độ dốc tối thiểu là 15 – 20%, điều này sẽ gây khó khăn đối với những công trình có chiều dài dưới 15m.
>>> Tư vấn các cách thiết kế nhà đẹp.
Những quy định khi thiết kế nhà bán hầm cần biết
Bạn cần nắm được những quy định khi xây dựng nhà có tầng bán hầm trước khi lựa chọn mẫu nhà có tầng bán hầm phù hợp với phong cách cũng như nhu cầu sinh hoạt của gia đình để tránh những rủi ro không đáng có.
Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng nhà có tầng bán hầm là:
- Chiều cao: Trong quá trình thiết kế cột, đà trong tầng bàn hầm bạn cũng cần chú ý làm giảm độ cao xuống tầm 20-30cm với tầng hầm có nhiều đà, điều này sẽ giúp tầng hầm thông thoáng, dễ lưu thông hơn khi các xe gặp nhau. Tùy vào mục đích sử dụng của gia đình mà chiều cao của tầng bán hầm cũng được linh động thay đổi khác nhau. Tuy nhiên chiều cao tối thiểu của tầng bán hầm cũng giống như chiều cao của tầng hầm tối thiểu là
- Chiều rộng: Tùy thuộc vào kiểu kiến trúc cùng phương tiện mà gia chủ thường xuyên sử dụng sẽ có thiết kế chiều rộng khác nhau. Đường dốc thường rộng vào khoảng từ 3,5 -5,5 m đối với kiểu nhà biệt thự 1-3 tầng có các loại ô tô kích thước hầm sẽ lơn hơn. Còn đối với kiểu nhà phố hay biệt thự mini thì kích thước sẽ rơi khoảng từ 3-5m. So với mặt đường thì vị trí đường xuống hầm cách ranh lộ giới tối thiểu là 3m và độ dốc so với mặt đường sẽ là 15%.
- Độ dốc: Theo quy định của Bộ Xây Dựng, thì độ dốc của tầng bán hầm không được quá 15-20% so với chiều sâu của hầm đối với cả các công trình xây dựng nói chung và nhà phố nói riêng. Độ dốc sẽ vào khoảng từ 20-25% đối với các nhà phố ngắn, có diện tích hẹp, không có sân hoặc sân sát ngay mặt đất. Nền sẽ thấp xuống 25cm nếu đi vào 1m chiều dài trong hầm.
Cách tính chi phí xây dựng nhà có tầng bán hầm?
Khi xây nhà có tầng bán hầm sẽ bao gồm hai chi phí chính đó là chi phí gia cố khi đào đất và chi phí xây dựng tầng hầm. So với xây nhà thông thường thì thiết kế nhà bán hầm sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Chi phí gia cố hầm
Mục đích của chi phí này đó là tránh làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh như chống sạt lở đất ở công trình bên cạnh, chống lún, sập, nghiêng, đặc biệt đối với những công trình đã cũ hay những ngôi nhà cấp bốn.
Tùy vào điều kiện thi công cùng địa chất, biện pháp thi công mà chi phí gia cố hầm khi đào đất sẽ khác nhau sé có mức chi phí từ 30% – 100% chi phí xây dựng tầng bán hầm. Tuy nhiên chi phí này thường không được tính vào giá xây dựng phần thô.
Cách tính chi phí xây dựng tầng bán hầm
Chi phí xây dựng tầng bán hầm phụ thuộc lớn vào độ sâu của tầng hầm định xây. Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây để nắm được chi phí xây dựng tầng bán hầm. Tuy nhiên, chi phí này không bao gồm công tác gia cố tường vây xung quanh.
Độ sâu của tầng hầm dự tính | Tỉ lệ % x diện tích |
1 -1.3m so với code vỉa hè | 140% diện tích |
1.3- 1.7m so với code vỉa hè | 160% diện tích |
1.7 – 2m so với code vỉa hè | 190% diện tích |
>2m so với code vỉa hè | 240-260% diện tích |
Những kinh nghiệm khi xây nhà có tầng bán hầm
Kích thước và diện tích của hầm
Để xây dựng một công trình có tầng bán hầm an toàn và chất lượng, việc đầu tiên các bạn cần làm đó là nắm được những kích thước và diện tích tầng hầm theo quy định của Bộ Xây Dựng mà chúng tôi đã nêu ra ở phía trên. Tiếp đó tùy thuộc vào mục đích cùng phương tiện xe mà gia đình bạn thường xuyên sử dụng để chọn ra kích thước, diện tích tầng hầm phù hợp.
Cấu tạo tường, vách và trần
Để tiện lợi hơn cho việc dọn vệ sinh thì bạn nên trát phẳng tường và trần của nhà bán hầm bằng loại sơn có về mặt dễ lau chùi, chống bám bẩn.
Hệ thống đèn chiếu sáng, điện nước
Tầng hầm là không gian sinh hoạt chung vì vậy bạn nên lựa chọn loại đèn tiết kiệm điện năng như đèn neon, compact,..Do ở dưới mặt đất nên không khí thường ẩm thấp, vào những ngày mưa thường dễ tích tụ nước vì thế để giảm thiểu khả năng ngập úng trong nhà bạn nên trang bị sẵn một bộ máy bơm để hút bụi cũng như thải nước ra bên ngoài.
Đảm bảo tính an toàn
Không để các vật dụng dễ cháy nổ ở tầng bán hầm. Hoặc bạn có thể để chúng tại ngăn hay tủ chứa chuyên dụng cho các chất cháy nổ. Cần lắp đặt đầy đủ hệ thống chống cháy nổ,
Lựa chọn đơn vị thi công và thiết kế uy tín
Để có một công trình đẹp và chất lương bạn nên tìm kiếm một đơn vị có kinh nghiệm, uy tín để làm việc cùng. Một đơn vị uy tín là đơn vị không chỉ am hiểu về những quy định, đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn cần đảm bảo sự an toàn khi thiết kế đồng thời cũng cần có mức chi phí hợp lý.
Nami Design tự hào là đơn vị lâu năm trong lĩnh vực thi công xây dựng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cùng hơn 400+ công trình đã hoàn thành, chúng tôi tự tin mình chính là đơn vị đem đến những giải pháp xây nhà toàn diện, chuyên nghiệp dành cho khách hàng cùng nhiều chính sách ưu đãi, bảo hành lên đến 5 năm. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được khảo sát, tư vấn miễn phí.