Tiêu đề nội dung
Gác lửng hay còn gọi là tầng lửng, đây là tầng trung gian giữa các tầng của của một ngôi nhà, được sử dụng để tăng diện tích sàn của ngôi nhà mà không làm tăng diện tích của tổng thể ngôi nhà. Vậy nhà gác lửng cao bao nhiêu? Những nguyên tắc khi xây dựng nhà gác lửng là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cùng NAMI Design ngay bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung về gác lửng
Gác lửng là gì?
Có thể hiểu, gác lửng hay còn được gọi là tầng lửng. Đây là tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà, ngôi nhà được sử dụng để tăng diện tích sàn của ngôi nhà mà không làm tăng thêm diện tích tổng của ngôi nhà. Vậy nhà gác lửng cao bao nhiêu? Hãy theo dõi hết bài viết để có câu trả lời nhé.
Công dụng của gác lửng
Tùy vào mục đích sử dụng của mỗi gia chủ, thì gác lửng được thiết kế với nhiều chức năng khác nhau như làm phòng sinh hoạt, phòng khách, phòng bếp, phòng kho… hoặc cũng có thể làm phòng ngủ. Thông thường, một căn nhà để có thể thiết kế gác lửng thì cần phải có:
- Diện tích không gian không được rộng, mà mặt bằng tầng trệt dùng để kinh doanh, làm nơi để xe thì thiết kế gác lửng là ý tưởng tuyệt vời nhất, giúp tối đa diện tích chứa đựng.
- Khi phải giới hạn chiều cao công trình, mà vẫn cần mặt bằng rộng thì có thể thiết kế thêm gác lửng. Nếu gác lửng đủ diện tích thì có thể đưa hết các không gian chức năng của tầng trệt lên tầng lửng như: bếp, khách.
- Gác lửng cũng được dùng với mục đích chính là tiếp khách mà vẫn có thể quan sát được việc mua – bán dưới tầng trệt.
Các yếu tố cần quan tâm khi xây gác lửng
Chiều cao gác lửng phụ thuộc nhiều vào quy hoạch và công năng sử dụng, trước khi làm bất kỳ tầng lửng nào thì cũng cần phải lên kế hoạch phù hợp cho nó. Cần có phương án hợp lý với ngôi nhà, để tránh cấu trúc nhà bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó là chức năng mà bạn định sử dụng cho tầng lửng.
Chiều cao gác lửng
Trước khi xây nhà có gác lửng, thì câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc đó là nhà gác lửng cao bao nhiêu? Để cân đối cho việc xây dựng nhà ở. Vậy câu trả lời là, chiều cao tối thiểu của gác lửng thường có độ cao từ 2,5 – 2,8m. Nếu thấp hơn thì gác lửng sẽ bị tạo cảm giác bí bách cho không gian của nhà, bên cạnh đó gác lửng chỉ nên đặt trên diện tích khoảng ⅔ chiều sâu của căn nhà.
Các căn nhà mới xây thì gia chủ có thể làm thiết kế đúc, vị trí gác lửng sẽ chiếm khoảng ½ – ⅔ diện tích xây dựng tầng trệt với chiều cao là 2,2 – 2,5m trong một tầng trệt có chiều cao từ 4,5 – 5m.
Kích thước sàn tầng lửng
Bên cạnh câu hỏi, nhà gác lửng cao bao nhiêu thì kích thước sàn cũng là điều cần lưu ý. Kích thước sàn của tầng lửng nên bằng ⅓ kích thước của tầng trệt chính, mặc dù một số chuyên gia chia sẻ rằng nó có thể chỉ bằng một nửa so với diện tích sàn ban đầu. Nhưng, theo đúng sự khác biệt giữa tầng lửng và tầng trệt thì bạn nên để gác lửng nhỏ hơn. Bởi nếu tầng lửng nhỏ hơn, sẽ phục vụ chức năng thẩm mỹ cho ngôi nhà hơn.
Cầu thang
Từ tầng trệt lên tầng lửng, thì cầu thang có thể đặt ở vị trí nhỏ gọn vì số bậc ít và không chiếm quá nhiều diện tích. Hơn nữa, cầu thang từ gác lửng lên các tầng trên, có thể bố trí ở khu vực khác thuận lợi di chuyển hơn và phân chia không gian hợp lý hơn.
Quy định chiều cao gác lửng
Để trả lời cho câu hỏi nhà gác lửng cao bao nhiêu, thì yếu tố quan trọng khi xây dựng sàn gác lửng là phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định xây dựng. Điều này nói rằng, một tầng gác lửng có thể được xây dựng trong bất kỳ phòng nào có trần nhà cao. Nhưng khi xây dựng tầng gác lửng thì chiều cao của tầng gác lửng không được vượt quá 3m, bởi đây là độ cao an toàn mà bạn nên tuân thủ bất kể đó là ý tưởng gì.
Nhà gác lửng cao bao nhiêu là đẹp? Nguyên tắc xây dựng nhà gác lửng
Chiều cao nhà gác lửng
Nhà gác lửng là phương án thi công lý tưởng dành cho những gia đình có diện tích đất eo hẹp. Để đảm bảo nhà kiến trúc đẹp, bền vững thì bạn nên tuân thủ theo các nguyên tắc xây nhà sau:
- Chiều cao nhà tùy theo thiết kế không gian, thì chiều cao của nhà gác lửng sẽ khác nhau. Nhưng chiều cao hợp lý, đúng tiêu chuẩn là 2,5 – 2,8m với những không gian mới xây thì có thể từ 2,2 – 2,5m. Phần gác lửng chiếm khoảng ⅔ chiều sâu của căn nhà.
- Không nên thiết kế gác có độ dốc quá lớn: bởi như vậy sẽ làm không khí vào không gian nhanh chóng bị thoát ra ngoài, khó đạt hiệu quả tụ khí theo phong thủy.
- Không nên thiết kế xà ngang chèn ép tầng lửng: bởi theo phong thủy, nếu thiết kế xà ngang chèn lên gác sẽ dẫn tới suy hao tài lộc của gia chủ.
- Chú ý vị trí kết cấu của cầu thang: phải bố trí cầu thang cho thuận tiện việc sinh hoạt, nhưng không ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt chung.
- Nếu muốn tiết kiệm chi phí, gia chủ, nhà thầu nên kết hợp thi công xây dựng với tường 10 và 20.
Chiều cao phòng trọ có gác lửng
Nhà gác lửng cao bao nhiêu đối với phòng trọ? Theo tài liệu thiết kế, một căn phòng trọ có gác xép bắt buộc trần nhà phải cao trên 4m. Chiều cao nhà có tầng lửng phù hợp là trên 3,6m cho mỗi tầng và chiều cao dưới gác chỉ khoảng 1m8 – 2m.
Chiều cao nhà ống gác lửng
Với diện tích nhỏ, chi phí đầu tư thấp, nhà ống gác lửng là một trong những giải pháp xây dựng được nhiều gia chủ lựa chọn. Đối với thiết kế nhà ống, thì chiều cao tiêu chuẩn của nhà gác xép là 2,5 – 2,8m.
Quy định về chiều cao gác lửng
Theo bộ xây dựng vừa ban hành thông tư 07/2019 về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại thông tư số 03/2016. Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2020.
- Với nhà ở riêng lẻ, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng dưới.
- Với công trình nhà ở, công trình nhiều tầng có sàn, tầng lửng không tính vào số tầng của công trình khi chỉ bố trí sử dụng làm khu kỹ thuật. Diện tích xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng dưới, và không vượt quá 300m2.
- Mỗi công trình chỉ được phép có một tầng lửng không tính vào số tầng của tổng công trình.
Tiêu chuẩn xây dựng gác lửng giúp bạn tiết kiệm chi phí
Xác định vị trí
Khi xây gác lửng thì việc xác định vị trí từ giai đoạn thiết kế sẽ giúp bạn giảm được chi phí xây dựng, đồng thời còn giúp bạn hoàn thiện hơn về tính thẩm mỹ không gian, và còn có thể biết được nhà gác lửng cao bao nhiêu nữa. Về không gian thì bạn hãy chọn khu vực bạn muốn, làm gác lửng như phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp… Từ đó, bạn hãy xem xét không gian sinh hoạt của bạn có đủ rộng, đủ ánh sáng và khoảng cách từ trần tới sàn có đủ chiều cao, từ đó có thể xây thêm gác hay không.
Chiều cao
Vì gác lửng là không gian xây thêm, nên cần phải chú trọng tới chiều cao của gác. Phần gác lửng chỉ nên đặt trên diện tích khoảng ⅔ chiều sâu của căn nhà. Nếu bạn xây gác lửng chiếm hết diện tích của phòng khách, thì khiến không gian nhà mất cân đối, gây mất thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Nên diện tích gác lửng chỉ nên chiếm 25% diện tích mặt sàn, chiều cao từ tầng trệt tới gác lửng chỉ khoảng 2,5 – 2,8m.
Vật liệu xây dựng
Trên thị trường có nhiều loại vật liệu để xây gác lửng, nên gia chủ có thể tùy chọn vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện sử dụng, mức đầu tư và mục đích dùng. Có thể dùng gỗ làm nguyên vật liệu, bởi gỗ công nghiệp có giá thành rẻ và thi công nhanh. Gỗ tự nhiên tuy có giá thành cao hơn, nhưng độ bền khá tốt, thẩm mỹ và mang lại sự sang trọng, nổi bật cho tổng thể căn nhà.
Tính thẩm mỹ
Để ngôi nhà có vẻ đẹp tinh tế, sự sang trọng cho toàn bộ căn nhà thì gia chủ nên chăm chút đầu tư cho căn gác lửng của mình. Bạn có thể thuê nhà thầu thiết kế, thi công để ngôi nhà thêm phần thẩm mỹ. Ngoài ra, những căn nhà mang phong cách hiện đại thì gia chủ có thể dùng lan can kính để quan sát toàn bộ căn nhà, tạo phong cách tươi mới và đa dạng.
Hy vọng, với những chia sẻ của NAMI Design về nhà gác lửng thì bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi nhà gác lửng cao bao nhiêu. Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng nhà gác lửng, thì đừng quên nắm chắc những quy định và nguyên tắc về chiều cao nhé. Liên hệ ngay với NAMI Design qua hotline: 0353 225 225 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé
Xem thêm: Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành nhà mới mà bạn không nên bỏ qua
✅ Thiết kế nhà đẹp | ⭐ Tư vấn 24/7 |
✅ Xây nhà trọn gói | ⭐ Chuyên nghiệp - Uy tín |
✅ Cải tạo nhà trọn gói | ⭐ Từ A - Z |
✅ Giám sát công trình | ⭐ Đảm bảo tiến độ - Chất lượng |