NAMI Design > Kinh nghiệm > Kinh nghiệm thi công kết cấu thép cầu thang

Kinh nghiệm thi công kết cấu thép cầu thang

42 lượt xem
Đánh giá bài viết:
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Việc thi công đan kết cấu thép cầu thang rất quan trọng trong xây dựng nhà cao tầng. Nếu phương pháp đan thép tốt sẽ giúp kết cấu cầu thang chắc khỏe hơn, giảm trọng tải cho nền móng. Vẫn đảm bảo được cho mọi nhu cầu đi lại một cách an toàn. Và cũng giúp cho ngôi nhà trở lên cân xứng – đẹp hơn

bố trí thép cầu thang đúng kỹ thuật

Việc bố trí thép đan cầu thang ứng dụng trong cả việc xây nhà mới có tầng và sửa nhà có tầng, sửa nhà thêm gác xép

Vai Trò Của Thép Cầu Thang

Khả năng chịu lực cao:

Thép là vật liệu có độ bền kéo và nén rất lớn, đặc biệt phù hợp cho các cấu trúc chịu tải trọng lớn như cầu thang. Đảm bảo cho việc chịu mọi lực trên bề mặt khi chúng ta di chuyển hoặc mang vác. Khi được liên kết, chúng sẽ cùng chịu lực và chia lực dồn tại điểm chịu tác động cho những khu vực khác.

Độ cứng:

“Cứng như thép” đã là câu cửa miệng của bất kỳ ai trong chúng ta. Vì hầu hết mọi loại thép như thép xoắn phi 8 phi 10 và to hơn đến các loại thép tròn trơn… đều có độ cứng nhất định. Đảm bảo đáp ứng đủ cho các nhu cầu khi lựa chọn. Với thép cầu thang, lựa chọn chủ yếu của các kiến trúc sư đó là thép tròn xoắn phi 10 và thép tròn trơn phi 6.

Độ dẻo dai:

Ngoài độ cứng, thép cũng có độ đàn hồi cao. Nhờ đó mà nó có thể bị cong nhưng sẽ hồi lại về vị trí ban đầu tốt.

Thép cầu thang

Ngoài ra, nếu thép không bị tiếp xúc trực tiếp với không khí hay độ ẩm. Nó sẽ có tuổi thọ cao, ít bị rỉ sét hay gãy mục. Nhờ đó mà khi bố trí thép cầu thang bên trong bê tông có thể giúp nó chịu rất nhiều năm. Chủ yếu khi chúng ta chủ động phá dỡ nó mới bị hư hỏng.

Như vậy, vai trò của thép làm cầu thang là vô cùng quan trọng. Nó chính là phần xương sống của cả cầu thang. Chịu mọi sự tác động về trọng lượng của cầu thang (cả trọng tải bê tông làm cầu thang) lẫn tải trọng của con người đi lại. Một phần nó cứng và bền như thế là do sự kết hợp trong bố trí kết cấu thép cầu thang.

Các loại thép sử dụng thi công cầu thang

Thép sử dụng trong thi công kết cấu cầu thang sẽ phụ thuộc vào loại cầu thang và phương pháp thi công. Trong đó, thường có các loại cầu thang như:

  • Cầu thang thẳng
  • Cầu thang zic zắc
  • Cầu thang chữ L
  • Cầu thang xoắn

Ngoài ra, còn phụ thuộc vào độ rộng và chiều cao của cầu thang để lựa chọn mẫu thép cho cầu thang phù hợp. Tránh việc lựa chọn loại thép cầu thang nhỏ hơn quy chuẩn gây yếu cầu thang hoặc chọn lớn hơn quy chuẩn gây lãng phí và độn chi phí xây dựng.

Tuy nhiên, thông thường tại Việt Nam vẫn sử dụng 3 loại thép chính là:

Thép chịu lực (thép đà):

Là phần thép chạy dọc theo toàn bộ phần cầu thang. Nó thường được chọn là loại thép tròn xoắn từ phi 14 đến phi 18. Chúng ta thấy thường xuyên nhất là thép phi 16. Do phải chịu lực chính nên khi lựa chọn cần đảm bảo loại thép tốt và không bị hư hỏng.

Thép đà phi 16
Thép đà xoắn phi 16

Thép đai:

Thép đai là thép chạy ngang cầu thang, với chức năng chủ yếu là giằng giữ cố định cho thép đà ở trên. Cố định khoảng cách tốt nhất cho toàn bộ kết cấu thép cầu thang khi đan. Nó không phải chịu lực nhiều nên thường được chọn là thép tròn trơn phi 6 hoặc phi 8.

Thép tròn trơn phi 8
Thép tròn trơn phi 8

Thép buộc

Thép buộc hay còn có nhiều tên gọi như kẽm buộc, cuộn kẽm buộc. Trong phần kết cấu đan thép cho cầu thang, nó sẽ đóng vai trò buộc giữ cố định thép đà và thép đai lại với nhau. Đảm bảo cho chúng không bị xê dịch khi thi công hoặc đổ bê tông.

Cuộn thép buộc
Cuộn thép buộc

Nguyên tắc bố trí thép cầu thang

Nguyên tắc chung

Nguyên tắc 1: Phải đảm bảo sự liên kết chắc chắn giữa thép chịu lực với thép đai bằng thép buộc. Giữ khoảng cách đều cho từng thanh đà với nhau và khoảng cách từ đáy cầu thang đến mặt cầu thang. Tuân thủ quy định về neo và kích thước của thép. Nhằm đảm bảo khả năng chịu tải và dẻo dai của cầu thang.

đan thép cầu thang sai kỹ thuật
Đan thép sai kỹ thuật – sẽ không tạo ra mặt phẳng tốt và chịu lực kém

Nguyên tắc 2: Lựa chọn phương pháp bố trí thép cầu thang phù hợp và đồng nhất cho công trình. Đảm bảo tối ưu nhất về độ bền đến chi phí.

Nguyên tắc 3: Lựa chọn thép đúng kích thước theo quy định của loại cầu thang đã chọn. Những cầu thang dạng zíc zắc hay xoắn cần đảm bảo lựa chọn thép đạt chuẩn riêng. Không làm theo thép cho cầu thang thẳng hay cầu thang chữ L

Nguyên tắc 4: Cần đảm bảo về hình uốn khi bẻ sắt làm cầu thang.

Lưu ý:

+ Phải lựa chọn thép đúng tiêu chuẩn, không sử dụng thép gia công hoặc hàn lại

+ Thực hiện đúng Điều 27 – Quy chuẩn kỹ thuật kiến trúc công trình, bao gồm các yêu cầu về thiết kế, xây dựng và bảo trì.

+ Đảm bảo kỹ thuật đan thép đúng quy định cả về kích thước thép lẫn độ rộng của từng mắt

+ Cần kiểm tra kỹ càng kết cấu thép cầu thang trước khi đổ bê tông bao gồm: Các nấm, các mép, các điểm buộc tiếp giáp. Kiểm tra vị trí đặt dàn thép xem có đảm bảo khoảng cách trên dưới, 2 bên, độ rộng của cầu thang khi được đổ bê tông….

+ Nên lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng uy tín

Phương pháp thi công kết cấu thép cầu thang

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp thi công bố trí thép cầu thang. Tuy nhiên, có 2 phương pháp chính được dùng là:

Phương pháp 1: Làm mặt phẳng

Đây là phương pháp đơn giản, hiệu quả cao nhưng lại cần có thêm công đoạn tạo bậc về sau.

Thợ bố trí thép cầu thang
Thợ bố trí thép cầu thang phẳng mặt

Đầu tiên: chúng ta cần đo độ dài của thép đà, cắt số lượng theo thiết kế và đặt các thanh thép chịu lực thẳng hàng với nhau. Tạo khoảng cách bằng nhau (phổ thông nhất là 10cm đến 12 cm)

Bước 2: Cắt sắt đai và uốn: Cắt sắt đai theo kích thước quy định theo độ rộng của mặt cầu thang. Ở 2 bên đầu phải uốn dai móc theo quy chuẩn

Bước 3: Cố định đai sắt vào sắt chịu lực bằng thép buộc. Buộc phải giữ khoảng cách bằng nhau ở mỗi thanh đai, buộc chắc chắn. Phần đai uốn xoay cùng chiều với nhau

Bước 5: Đưa kết cấu thép đã đan lên vị trí cầu thang đã đo trước dó

Phương pháp 2: Uốn thép theo hình bậc thang

Với phương pháp uốn thép theo hình bậc thang này thì sẽ tạo ra các loại bậc thang mỏng hơn nhưng chịu lực cũng rất tốt. Ở cách thi công này cần độ chính xác và kinh nghiệm cao hơn. Bởi mỗi đoạn uốn phải đều nhau và đảm bảo đúng với độ cao – độ rộng cửa bậc. Nhiều vị trí ở chiếu nghỉ, bậc xoắn… cần chính xác

Bố trí thép cầu tháng ziczac
Bố trí thép cầu tháng ziczac

Với phương pháp này, việc thi công thực hiện trên từng thanh thép chịu lực. Uốn cho từng cây thép có độ cao và rộng phù hợp với thiết kế cầu thang đã có từ trước.

Sau khi uốn xong thép đà, thợ thi công sẽ đưa lên phần dàn giáo đỡ để tiếp tục cố định bằng thép đai như phương pháp 1.

Những lưu ý chung:

Với cả 2 phương pháp này, đều có những lưu ý chung như sau:

  • Ở những điểm tiếp nối cần phải hàn hoặc buộc theo tiêu chuẩn: Nếu hàn sẽ đặt trồng lên nhau 10 lần đường kính của thép. Còn buộc phải đảm bảo chồng lên nhau từ 20cm – 25cm
  • Tất cả những phần tiếp giáp với tường đều phải được cắm thanh giằng cố định tối thiểu là 5cm
  • Những vị trí chiếu nghỉ, bậc rộng cần dùng thanh thép nguyên, không nối tại những vị trí này
Nối thép cầu thang
Những điểm nối thép cầu thang cần được xếp chồng ít nhất từ 20cm -25cm để đảm bảo độ liên kết

Hướng dẫn chi tiết các bước bố trí thép cầu thang

Bước 1: Thiết kế

bản thiết kế rải thép cầu thang
bản thiết kế rải thép cầu thang
  • Phân tích tải trọng: Đánh giá tải trọng tác dụng lên cầu thang bao gồm tải trọng tĩnh (từ trọng lượng của cầu thang và người sử dụng) và tải trọng động (do sự di chuyển của người).
  • Lựa chọn loại thép: Chọn loại thép phù hợp với yêu cầu về cường độ, độ dẻo và khả năng chống ăn mòn. Thép thường được sử dụng là thép CT3, thép V50.
  • Tính toán tiết diện thép: Xác định tiết diện của các thanh thép dựa trên kết quả phân tích tải trọng và tiêu chuẩn thiết kế.
  • Vẽ bản vẽ kỹ thuật: Tạo bản vẽ chi tiết các chi tiết của cầu thang, bao gồm kích thước, vị trí các thanh thép, mối nối và chi tiết gia công.

Bước 2: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ

  • Kiểm tra chất lượng thép: Đảm bảo thép đạt tiêu chuẩn về thành phần hóa học và tính chất cơ lý.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Máy hàn, máy cắt, thước đo, máy bắn vít,…
  • Bảo hộ lao động: Đảm bảo công nhân thi công được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.

Bước 3: Lắp đặt thép cầu thang

Rải thép cầu thang
Rải thép cầu thang
  • Lắp đặt cốt thép: Bố trí cốt thép theo bản vẽ thiết kế, đảm bảo khoảng cách và độ phủ bê tông theo quy định.
  • Đổ bê tông: Sử dụng bê tông có cường độ phù hợp, đảm bảo quá trình đầm nén kỹ để bê tông bám chặt vào cốt thép.
  • Lắp đặt bậc thang và lan can: Sử dụng các vật liệu như gỗ, đá, kính để tạo nên bậc thang và lan can đẹp mắt và an toàn.

Các yếu tố cần lưu ý:

  • Tiêu chuẩn thiết kế: Tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế cầu thang hiện hành để đảm bảo an toàn và bền vững.
  • Kỹ thuật hàn: Đảm bảo mối hàn chắc chắn, không bị lỗi, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
  • Bảo vệ chống ăn mòn: Sơn hoặc mạ kẽm bề mặt thép để tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ.
  • Kiểm tra chất lượng: Thực hiện kiểm tra chất lượng trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.

Một số bản vẽ kết cấu thép đạt chuẩn

  • cầu thang xoắn ốc

 

✅ Thiết kế nhà đẹp Tư vấn 24/7
Xây nhà trọn gói ⭐ Chuyên nghiệp - Uy tín
Cải tạo nhà trọn gói ⭐ Từ A - Z
Giám sát công trình ⭐ Đảm bảo tiến độ - Chất lượng

THAM KHẢO MẪU NHÀ TRỌN GÓI ĐẸP 2024

Dự toán chi phí xây nhà

  • Thuyết minh thiết kế nhà dân dụng và bảng tính toán kết cấu

    Tiêu đề nội dung1 Bảng tính và thuyết minh giải pháp thiết kế kết cấu nhà dân dụng chi tiết (Dự án 1)1.1 Giới thiệu chung1.2 Link tải tài liệu thuyết minh giải pháp thiết kế nhà dân dụng2 Bảng thuyết minh tính toán kết cấu nhà dân (Dự án 2) Trong bài viết dưới….

    • 23:30
    • 07.04.2023
  • Chi phí xây nhà 1 tầng 120m2 là bao nhiêu? Kinh nghiệm cần lưu ý

    Tiêu đề nội dung1 Yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xây nhà 1 tầng 120m2?1.1 Phong cách thiết kế1.2 Vật tư xây dựng1.3 Thời gian xây dựng2 Dự toán chi phí xây nhà 1 tầng 120m22.1 Chi phí mặt bằng2.2 Chi phí vật tư được tính theo 2 cách2.3 Chi phí nhân công2.4 Chi….

    • 14:17
    • 12.10.2023
  • Xây nhà 1 tầng 40m2 hết bao nhiêu tiền? Kinh nghiệm không thể bỏ qua

    Tiêu đề nội dung1 Chi phí xây nhà 1 tầng 40m2 phụ thuộc vào điều gì?1.1 Địa điểm xây dựng1.2 Thời gian xây dựng1.3 Giá vật tư1.4 Nguyên vật liệu xây dựng1.5 Công năng sử dụng1.6 Phần mái nhà2 Xây nhà 1 tầng 40m2 hết bao nhiêu tiền?3 Kinh nghiệm xây nhà 1 tầng 40m2….

    • 14:42
    • 04.10.2023

    NHẬN NGAY 10 MẪU NHÀ ĐẸP NHẤT 2024